học đầu bếp ở trường: dễ có việc nhưng cần kiên nhẫn

 
Trên thực tế, có rất nhiều đầu bếp giỏi, nổi tiếng trong nghề nhưng họ thành công không chỉ vì nhờ bằng cấp mà là nhờ yêu nghề, có ý chí chịu khó và kiên nhẫn.
Nghề dễ có việc làm.
Theo thống kê, tại khoa chế biến món ăn (trường CĐ Du lịch Hà Nội), hiện mỗi năm trường đào tạo khoảng 2.000 học sinh chuyên về nấu bếp và trong số này gần như 100% có việc làm ổn định với thu nhập tương đối cao. Tại TPHCM, riêng ngành Kỹ thuật nấu ăn của trường CĐ Công nghiệp thực phẩm với cả ngàn học sinh theo học vẫn không đủ so với nhu cầu nhân lực cho ngành bếp. Hiện nay có thể khẳng định: Học nghề bếp ra trường không sợ thất nghiệp.  
Trong khi hàng loạt các khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng cao cấp cần đến những đầu bếp có nghề nên phải thuê các đầu bếp nước ngoài với chi phí rất cao. Vì vậy, nếu các đầu bếp Việt Nam được đào tạo bài bản và chất lượng thì chỉ sau hai, ba năm là có thể phấn đấu trở thành phó trưởng bếp, dần dần thay thế các đầu bếp nước ngoài.
Công việc của người đầu bếp cũng là nghệ sĩ.
Với đặc trưng nghề nghiệp, người đầu bếp đòi hỏi cần phải có sự kiên nhẫn, khéo léo, sáng tạo không khác gì người nghệ sĩ của màu sắc và hương vị. Thực hiện rất nhiều công việc để sản phẩm của mình mang đến cho khách cảm giác hài lòng.
Muốn trở thành đầu bếp giỏi, những kỹ năng và tố chất bạn cần phải có như: Trang bị kiến thức đầy đủ về ẩm thực, có khả năng tổ chức một bếp ãn. Có kỹ năng lập kế hoạch, quản lý nhân sự trong bếp… và cả kỹ năng đi chợ (chọn thực phẩm và thương lượng giá cả).  
Đồng thời, nghề đầu bếp cũng đòi hỏi phải có sức khỏe. Thời lượng làm việc của người bếp trưởng thường rất dài, 48giờ/tuần hoặc hơn thế nữa. Thời gian biểu cũng rất "oái oăm": có thể vào sáng sớm, đêm khuya, cuối tuần hay ngày lễ. Điều kiện làm việc hẳn nhiên sẽ không dễ chịu như nhân viên văn phòng. Người đầu bếp luôn phải tiếp xúc với thực phẩm sống, nhiệt độ cao,...
Ngoài ra, đầu bếp cũng cần khá ngoại ngữ. Đây là lợi thế để bạn có thể học nấu các món ăn nước ngoài được nhanh hơn và lương của bạn cao hay thấp cũng còn phụ thuộc vào trình độ ngoại ngữ của bạn.  
Tuy nhiên, trường lớp chỉ là nơi khởi đầu cho nghề nghiệp. Trên thực tế, có rất nhiều đầu bếp giỏi, nổi tiếng trong nghề nhưng họ thành công không chỉ vì nhờ bằng cấp mà là nhờ yêu nghề, có ý chí chịu khó và kiên nhẫn. Họ thường bắt đầu bằng công việc phụ bếp khá vất vả, phải làm hết các việc từ nhặt rau, rửa bát, bị sai vặt… Nhưng nhờ kiên nhẫn, chăm chỉ học hỏi và tích lũy kinh nghiệm nên sau một thời gian thì trở thành phụ bếp và nếu có năng khiếu là có thể trở thành đầu bếp giỏi.
Tóm lại, nghề đầu bếp là nghề có tính ổn định, càng làm việc lâu năm trong nghề thì giá trị nghề nghiệp lại càng cao. Đây cũng là một trong những ngành học viên học xong nhanh kiếm được việc làm nhất. Ngay từ khi chưa tốt nghiệp đã có thể đi làm, vừa kiếm được tiền vừa nâng cao tay nghề.
Học nghề đầu bếp ở đâu?
Bạn có thể học nghề này trực tiếp ở các nhà hàng, khách sạn lớn nhỏ. Thời gian đầu tiên bạn sẽ là thợ học việc. Sau đó, bạn làm việc tại chính những nơi mình đã học nghề hoặc ở một nơi khác hoặc tự kinh doanh. Một số nơi đào tạo nghề bếp (chính quy và ngắn hạn) như:
- Trường TH Công nghiệp TPHCM (xét tuyển).
- Trường Hướng Nghiệp Á-Âu – TP. Hồ Chí Minh.
- Trường Quản Lý Khách Sạn Việt Úc (VAAC) – TP. Hồ Chí Minh.
- Trường Trung Cấp Nghề Du Lịch & Ngoại Ngữ Khôi Việt – TP. Hồ Chí Minh

2 nhận xét:

  1. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  2. Cực kỳ thích nghề đầu bếp, nhưng lại không có khiếu nấu ăn :(
    Đôi khi nghề nghiệp cũng là cái duyên nữa nhỉ
    cơm trưa văn phòng quận 3
    com trua van phong quan 3

    Trả lờiXóa

 
  • món ngon mỗi ngày, day nau an, học làm bánh, may dong goi
    dạy học nấu ăn | dạy nấu ăn | học nấu ăn